Tiếng Việt English

3 XU HƯỚNG MARKETING NỔI BẬT THỜI COVID

Tác động của dịch Covid – 19 đã khiến hàng loạt doanh nghiệp đứng trước bài toán cần kịp thời đổi mới chiến lược xây dựng nội dung marketing, vừa nhằm duy trì hình ảnh thương hiệu, quảng bá sản phẩm, vừa đa dạng hóa những cách thức tiếp cận khách hàng. Sau đây là 03 xu hướng đã được nhiều công ty quan tâm triển khai trong nửa đầu năm 2020.
1. Tích cực khai thác nội dung liên quan đến vấn đề “vì cộng đồng”

Dịch bệnh, bảo vệ môi trường, phản đối nạn phân biệt da màu… Đó chính là những nội dung được nhắc đến nhiều qua chiến dịch truyền thông của các doanh nghiệp trong thời gian gần đây.
Dịch Covid khiến hàng loạt doanh nghiệp “ngấm đòn đau”. Nhưng thay vì để không khí ảm đạm lấn át, trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều công ty vẫn khai thác nội dung như: khuyến cáo người dân ở nhà chống dịch, tuyên truyền các cách phòng tránh bệnh hiệu quả… Đây là loạt hoạt động giúp các nhãn hàng duy trì được hình ảnh thương hiệu, chiếm được cảm tình của khách hàng đồng thời thể hiện trách nhiệm với vấn đề xã hội.
Tháng 3 năm nay, Coca-Cola Việt Nam chính là doanh nghiệp tiên phong khi tuyên bố tạm dừng các hoạt động quảng cáo trong vòng 1 tháng để tập trung nguồn lực hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch.




2. Tăng cường tiếp cận các trang mạng xã hội 


Trước sự bùng nổ của mạng xã hội, các doanh nghiệp không ngần ngại đầu tư ngân sách để thực hiện chiến lược marketing trên các kênh online như Facebook, Youtube, Instagram… Đáng chú ý hơn, vai trò của mạng xã hội càng trở nên nổi bật trong năm 2020 khi nhu cầu tương tác trực tuyến tăng cao. Ngay trong mùa dịch, Tiktok - nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội đã nổi lên như “miền đất hứa” mới dành cho các nhà làm marketing.
Red Bull được ghi nhận là một trong những nhãn hàng sử dụng Tiktok thành công và nổi tiếng nhất. Tài khoản của hãng nước uống tăng lực này hiện có 4,1 triệu người theo dõi – thuộc top thương hiệu có lượt theo dõi cao nhất trên Tiktok.


3. Tập trung nhiều hơn vào thế hệ người tiêu dùng trẻ
 “Thế hệ gen Z” – những người sinh ra sau năm 1995 sẽ là đối tượng tiêu dùng chính trong vòng 1 thập kỉ tới. Đặc biệt, thế hệ gen Z được nhận định là đối tượng mua sắm thông minh nhưng lại là những người tiêu dùng khó tính, luôn chú trọng khẳng định bản sắc riêng biệt. Vì vậy, các doanh nghiệp được dự báo sẽ gặp khó trong việc thu hút lượng khách hàng trung thành từ gen Z.
Lấy ví dụ trong việc mua sắm quần áo. Với các thế hệ trước, người tiêu dùng luôn cảm thấy thoải mái trong việc lựa chọn “thời trang nhanh”. Tuy nhiên với gen Z, do khó chấp nhận “đụng hàng” với người khác nên đối tượng này sẵn sàng mua đồ secondhand; chấp nhận đi thuê quần áo để luôn cập nhật tủ đồ của mình…
Chuyên gia nhận định, trong thời đại sắp tới, không phải là nhãn hàng hay các thương hiệu dẫn dắt hành vi của người tiêu dùng. Ngược lại, người tiêu dùng mà đặc biệt là thế hệ gen Z sẽ sử dụng sản phẩm theo bất kỳ cách nào họ muốn./

  • Bia Hà Nội