Tiếng Việt English

Thương hiệu nổi tiếng đi lên từ gian khó

Có lẽ ít ai biết thời kỳ kinh tế suy thoái tệ hại lại là khi một loạt thương hiệu lớn như Procter & Gamble, IBM, General Motors ra đời và phát triển.


Procter & Gamble (P&G)
 
Ngành kinh doanh: Sản phẩm gia đình
 
Thời gian sáng lập: Cuộc suy thoái năm 1837
 
Người thợ sản xuất nến William Procter và người thợ sản xuất xà phòng James Gambles đã cùng lập nên một cơ sở kinh doanh hàng gia dụng nhỏ tại Cincinnati thuộc Ohio, Mỹ.
 
Đây là một khoảng thời gian đầy thách thức với hai anh em này: kinh tế Mỹ đã khủng hoảng được 6 năm. Dòng người nhập cư sang phía Tây ngày một nhiều, giá đất tăng, lạm phát theo đó cũng tăng theo.
 
Chưa bao giờ từ khi nước Mỹ được khai sinh, người ta lo lắng về triển vọng kinh tế đến như thế. Thế nhưng P&G tồn tại và sau đó giành được hợp đồng cung cấp hàng hoá thiết yếu cho quân đội trong thời kỳ Nội chiến.
 
Vị thế ngày nay: Năm 2008, doanh thu của của P&G là 83,5 tỷ USD, Procter & Gamble đã xây dựng được nhiều thương hiệu nổi tiếng tại Mỹ như Tide, Pampers, Oral-B, Iams, Pantene, Duracell và Pringles.
 
Cổ phiếu của công ty chịu nhiều tác động trong năm 2008, tuy nhiên vẫn có mức tăng trưởng tốt so với nhiều đối thủ khác như Johnson & Johnson và Colgate-Palmolive. Doanh thu ròng năm 2008 là 12,2 tỷ USD. Người tiêu dùng luôn tiêu thụ hàng của P&G ngay cả khi kinh tế khó khăn và thuận lợi, vì thế P&G vẫn đứng vững ngay cả khi kinh tế đi xuống.

 Tên công ty: IBM 

Ngành kinh doanh: máy tính
 
Thời kỳ sáng lập: Thời kỳ Khủng hoảng những năm 1873 – 1896
 
Một loạt những sự kiện không may đã xảy ra trong thời kỳ này. Thị trường giao dịch chứng khoán Vienna sụp đổ.
 
Đạo luật tiền đúc năm 1873 được áp dụng, loại bỏ tiền bạc ra khỏi hệ thống, nhà đầu tư không thể vay được những khoản dài hạn. Ngân hàng Mỹ sụp đổ đến 2 lần gây ra thảm hoạ năm 1873 và năm 1893.
 
Thế nhưng 3 công ty đầu tiên là Tabulating Machine, International Time Recording và Computing Scale lại phát triển được công nghệ trong thời kỳ suốt 23 năm này, người ta vẫn cần đến công nghệ dù kinh tế có khó khăn.
 
Các nhà máy vẫn cần máy tính giờ làm cho công nhân. Thời kỳ làn sóng di dân bùng nổ, máy điện toán thật sự có vai trò quan trọng. Ba công ty này hợp nhất năm 1911 thành công ty Tabulating-Recording và vài năm sau đó đổi tên thành IBM.
 
Vị thế ngày nay: Trên thực tế là trong gian khó, người ta dường như trưởng thành hơn. Thành công của IBM những năm 1960 khiến Bộ tư pháp Mỹ đưa ra quyết định áp dụng chống độc quyền vào thập niên 1960. IBM gặp nhiều khó khăn và sau đó cơ cấu lại hoạt động. Sau này, dưới sự lãnh đạo của Lou Gerstner, IBM thay đổi mô hình kinh doanh, chuyển trọng tâm từ sản phẩm sang dịch vụ.
 
Ngày nay, khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, IBM vẫn có doanh thu tốt. Năm 2008, doanh thu của công ty là 103,6 tỷ USD. Tuy nhiên cho đến gần đây, IBM vẫn phải sa thải nhân viên do doanh số sụt giảm.
 
Tên công ty: General Electric

Ngành kinh doanh: năng lượng và nhiều sản phẩm khác
Thời kỳ sáng lập: khủng hoảng 1873
 
Khủng hoảng 1873 là thời kỳ khởi đầu. Công ty đầu tư Jay Cooke sụp đổ, Sở giao dịch chứng khoán New York phải đóng cửa hoạt động vài ngày. Khủng hoảng tài chính kéo dài 6 năm.
 
Đây liệu có phải là một thời kỳ tốt để mở một phòng thí nghiệm hay không? Đây có lẽ là những gì Thomas Edison nghĩ khi ông mở ra một nhà máy tại Menlo Park năm 1876. Tại đây, ông sáng chế ra bóng đèn đầu tiên năm 1879, cùng năm khủng hoảng này nổ ra.
 
Dù tình hình kinh tế khó khăn cho đến năm 1896, Edison vẫn có đủ khả năng thành lập công ty Edison General Electric. Năm 1896, công ty bắt đầu được chọn để tính chỉ số Dow Jones. Ngày nay, đây là công ty duy nhất còn lại từ thời đầu tiên được dùng để tính chỉ số này.
 
Vị thế ngày nay: Doanh thu năm 2008 của GE là 13 tỷ USD, tuy nhiên lợi nhuận giảm 18%. Lợi nhuận từ bộ phận tiêu dùng và công nghiệp giảm 65% và lợi nhuận từ bộ phận GE Capital hạ gần 30%. Trong khi lĩnh vực năng lượng của GE tăng trưởng nhẹ, triển vọng của công ty năm 2009 vẫn ảm đạm.
 
Tên công ty: General Motors
 
Ngành kinh doanh: ô tô
 
Thời kỳ sáng lập: khủng hoảng năm 1907
 
Trước thời cựu Tổng thống Theodore Roosevelt, khi Ngân hàng Trung ương chưa được thành lập, các tổ chức cho vay phải tự lực với nguồn tiền của họ.
 
Điều này trở thành một vấn đề lớn vào năm 1907 khi nhiều ngân hàng lớn chạy đua nắm quyền sở hữu cổ phiếu của công ty đồng United. Khi nỗ lực bất thành, công chúng đồng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng, nhiều tổ chức tín dụng vì thế sụp đổ.
 
Khó khăn này không khiến ông William Durant, người làm chủ sở hữu một công ty chuyên cung cấp xe ngựa kéo, nản lòng. Ông cố gắng thử vận may tại lĩnh vực hoàn toàn mới là ô tô.
 
Ông sáng lập GM vào ngày 16/09/2908 tại Flint, Mich. Hiện nay GM nắm giữ Buick và Oldsmobile. Theo các nhà sử học, thời kỳ khủng hoảng năm 1907, còn được biết đến với cái tên Banker’s Panic, chấm dứt vào tháng 6/1908, dù trên thực tế mãi đến năm 1909 thị trường không thể quay lại mức của đầu năm 1907. Đây là khoảng thời gian lý tưởng cho GM tiến hành thâu tóm nhiều công ty.
 
Vị thế ngày nay: Năm 2008, GM chịu một cú sốc đúp, đó là giá nhiên liệu tăng cao và thị trường đi xuống, giá cổ phiếu của GM hạ 85% trong năm 2008. Các đối thủ của GM không khá hơn, tháng 12/2008, ba hãng xe hàng đầu của Mỹ là Gm Chrysler và Ford cùng đệ trình xin được vay 34 tỷ USD từ chính phủ.
 
Công ty hiện nay đang phải giải quyết nhiệm vụ rất lớn: chứng minh được quá trình tái cơ cấu hiệu quả để có thể nhận được tiền hỗ trợ và ngăn khả năng phá sản.
 
Tên công ty: FedEx
 
Ngành kinh doanh: Vận tải
 
Thời kỳ sáng lập: khủng hoảng dầu mỏ năm 1973
 
 Doanh nhân Frederick W. Smith nhận ra một vấn đề hết sức quan trọng trong kinh doanh: những tài liệu quan trọng cần đến được địa điểm cần thiết trong thời gian 1 đến 2 ngày.
 
Ông lập ra công ty có tên Federal Express vào tháng 6/1971 và bắt đầu hoạt động năm 1973 tại sân bay quốc tế Memphis. Lần chuyển hàng đầu tiên được tiến hành tháng 4/1973, FedEx chuyển 186 gói hàng đến 25 thành phố.
 
Tuy nhiên, việc phát triển trên thị trường quốc tế không phải điều đơn giản, trong vài tháng, một số nước Arập đã cấm xuất dầu mỏ sang Mỹ. Tin này có thể không tốt lành đối với những công ty vận chuyển phụ thuộc vào dầu, Federal Express vẫn tồn tại và có lãi trong khoảng thời gian tháng 7/1975 khi giá dầu trở lại tình trạng ổn định.
 
Vị thế ngày nay: Năm 2008 là năm đầu tiên công ty gặp khó khăn, nửa đầu năm giá dầu tăng quá cao, lợi nhuận giảm. Sau đó, dù giá dầu hạ nhưng kinh tế đi xuống, nhu cầu vận chuyển hàng giảm, doanh thu giảm. Năm 2009, công ty dự báo sẽ là năm khó khăn nhất trong lịch sử 35 năm hoạt động.

(Theo CNN)

  • Bia Hà Nội